Kết quả tìm kiếm cho "vì được nhuộm tím"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 274
Gần 30 năm qua, thương hiệu chiếu của cơ sở dệt chiếu Uzu Tân Châu Long, phường Long Phú (tỉnh An Giang) đã khẳng định được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm được biết đến bởi sự tinh xảo, tỉ mỉ và chất lượng vượt trội so với các sản phẩm cùng loại. Bên cạnh sản phẩm chiếu chủ lực, cơ sở phát triển thêm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cây Uzu nhằm phục vụ du khách đến mua sắm, tham quan và trải nghiệm.
Rời quê hương Quảng Ngãi vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp, như một cơ duyên, chàng trai Võ Trung Kiên (sinh năm 1989) tình cờ bén duyên với sưu tập đồ gốm sứ, đặc biệt là sưu tầm lại từng món đồ gốm Châu Ổ cổ xưa được chế tác trên chính quê cha đất tổ của mình.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái ở Nghệ An vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự ghi nhận xứng đáng đối với công lao gìn giữ văn hóa của cộng đồng dân tộc Thái, mở ra cơ hội phát triển du lịch cộng đồng, tạo sinh kế bền vững và nâng cao giá trị văn hóa bản địa trong tiến trình hội nhập.
Nhiều nước có truyền thống đón Tết Đoan ngọ 5/5 Âm lịch, nhưng chỉ riêng người Việt Nam gọi ngày này là Tết giết sâu bọ.
Trong sự nhộn nhịp của mùa Vía Bà hàng năm, núi Sam (phường Núi Sam, TP. Châu Đốc) khoác lên mình tấm áo mộng mơ của mùa phượng vĩ. Đến núi Sam những ngày này, du khách sẽ hòa mình vào không khí linh thiêng của lễ hội trăm năm, vừa tận hưởng thời khắc đẹp nhất của thiên nhiên.
Chạy về biển Cửa Tùng trên Tỉnh lộ 74, đoạn vòng cua mềm mại nơi ngày xưa có 3 cây dừa nghiêng choài ra biển, giờ đây ngày càng bị che dần bởi nhà cửa, hàng quán, khách sạn đã và đang mọc lên từ lúc nào.
Nằm sâu giữa cánh đồng vùng trong thuộc xã Bình Phú (huyện Châu Phú), dinh Đá Nổi được biết đến là địa chỉ tín ngưỡng dân gian nổi tiếng. Thuở xưa, ở đây từng ghi dấu cha ông đến khai hoang mở cõi, lập làng, được con cháu đời sau ghi nhớ công ơn.
Chiềng Đi là một vùng đất cổ thuộc xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, được ví như bức tranh giao hòa giữa thiên nhiên, nghệ thuật và văn hóa địa phương.
Những ngày này, trên khắp mọi miền đất nước, hàng triệu lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, nhuộm đỏ rực những con phố, những bản làng, thôn xóm. Giữa tiếng nhạc rộn rã, tiếng hò reo náo động là những khuôn mặt rạng rỡ xen lẫn ánh mắt rưng rưng niềm xúc động. Một lần nữa, ký ức và khát vọng của dân tộc Việt Nam cùng trào dâng, như dòng sông cuộn chảy
Sáng 10/4 tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm đa giác quan “Chàm Then Chạm Tính” nhằm giới thiệu nghệ thuật hát Then và văn hóa dân tộc Tày đến với đông đảo người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh.
Những năm gần đây, trào lưu du lịch theo các mùa hoa đang ngày càng phát triển mạnh. Hà Nội nổi tiếng với cúc họa mi tinh khôi, những vườn đào thắm sắc; Mộc Châu (Sơn La) được mùa du lịch nhờ hoa mận; Hà Giang là điểm đến của khách “săn” hoa tam giác mạch; Đà Lạt (Lâm Đồng) là thiên đường mai anh đào,… Đây là cơ hội để các tỉnh, thành phố tạo thêm sản phẩm du lịch theo mùa hoa hấp dẫn; song cần triển khai những giải pháp bền vững.
Mải mê với những chuyến đi xuôi ngược, bất chợt tôi gặp lại sắc tím ô môi dìu dịu nở trên cành. Khi ấy, trong lòng khách đường xa có chút bâng khuâng, bởi vẻ đẹp dung dị ấy lại đến mùa “thắp lửa” trên cây.